Chiếu cói Thái Bình: Nét độc đáo của làng nghề truyền thống

Chiếu cói Thái Bình của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm đặc trưng của quê lúa Thái Bình. Ngày nay, chiếu Hới ngày càng phát triển dù phải cạnh tranh với rất nhiều những thương hiệu khác. Cùng với sự cải tiến về kỹ thuật tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo và đa dạng hơn. Cùng xevietnam.com đi tìm hiểu chi tiết về làng nghề dệt chiếu này nhé.

Chiếu cói Thái Bình
Chiếu cói Thái Bình

Xem thêm:

Tổng quan về nghề dệt chiếu cói làng hới Thái Bình

Làng Hới Thái Bình ở đâu?

Làng Hới, thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nằm cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40km. Làng nghệ này đã nổi tiếng từ lâu với nghề dệt chiếu truyền thống, được coi là cái nôi của nghề dệt chiếu cói tại Việt Nam. Nghề dệt chiếu ở làng Hới đã có lịch sử hàng trăm năm, bắt đầu từ thời nhà Trần và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ phong kiến.

Làng Hới - Thái Bình
Làng Hới – Thái Bình

Chiếu Hới chính là sản phẩm truyền thống của làng. Là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng nhất vùng vươn ra cả nước. Lách cách thoi đưa, sớm tối những người thợ thủ công làng Hới đang dệt những chiếc chiếu đẹp về hình thức, tốt về chất lượng.

Lịch sử: Câu chuyện tổ nghề

Nguồn gốc nghề làm chiếu được các cụ già làng kể lại rất chi tiết:

Vào thời Tiền Lê – Lý (thế kỷ X-XI), ở làng Hới, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã bắt đầu dệt chiếu. Người dân dùng bàn dệt đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu dệt ra không được đẹp và chắc.Nghề dệt chiếu Hới phát triển lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.

Ông là người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay là huyện Hưng Hà), tỉnh Thái Bình. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức thứ 12, đời vua Lê Thánh Tông. Khi đi sứ sang Trung Quốc Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết dệt chiếu của người Trung. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc. Làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn.

Lịch sử làng chiếu cói thái bình
Chiếu cói thái bình bắt đầu từ những năm thế kỷ thứ 10

Về nước, Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là “Trạng Chiếu”. Dân làng lập đền thờ sau khi ông mất – đền thờ Phạm Trạng Nguyên.

Theo thời gian, làng Hới là một trong những nơi hội tụ kỹ thuật tinh xảo nhất để làm chiếu. Từ khung dệt, nguyên liệu, thợ dệt chiếu, tất cả tạo nên một sản phẩm không đâu sánh bằng.

Đặc điểm chiếu làng hới tại Thái Bình

Theo truyền thuyết, nghề dệt chiếu ở làng Hới bắt nguồn từ thời nhà Trần, khi vua Trần Thái Tông về quê lập nghiệp và mang theo kỹ thuật dệt chiếu. Từ đó, người dân làng Hới không chỉ tiếp thu mà còn phát triển nghề dệt chiếu thành một nghề thủ công truyền thống đặc trưng của làng. Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của chiếu làng Hới:

  • Chất liệu: Chiếu Hới được dệt từ cây cói, loại nguyên liệu chính được trồng ở các vùng đất ven sông hoặc các vùng đất ngập nước.
  • Phương pháp dệt: Chiếu làng Hới chủ yếu được dệt bằng tay với kỹ thuật tinh xảo, sử dụng khung cửi truyền thống. Các sản phẩm chiếu thường có độ bền cao, thoáng mát và rất được ưa chuộng.
  • Hoa văn: Một điểm đặc biệt của chiếu Hới là các hoa văn trang trí phong phú, được dệt cẩn thận, tỉ mỉ, với các đường nét hoa văn truyền thống như hình lưỡng long chầu nguyệt, hình chữ thọ, hoặc các họa tiết hình học, tạo nên giá trị nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Các loại chiếu cói Thái Bình
Các loại chiếu cói Thái Bình

Chiếu cói làng Hới có rất nhiều loại. Có loại chiếu cài hoa, loại lại được làm trơn, loại chiếu sợi xe,… Những người thợ chiếu thường dệt đa dạng những loại hoa văn khác nhau từ bông hoa, chữ thọ, chữ lồng hay vẽ… Trung bình một ngày người dân làng nghề dệt chiếu Hới dệt máy sẽ được làm được 20 đôi chiếu.

Năng xuất tăng đáng kể và mức thu nhập của người dân cũng thế tăng lên. Thông thường, thời gian mỗi hộ dân dệt chiếu sẽ vào khoảng 8 tháng. Những tháng còn lại thì họ dành cho đồng ruộng.

Tìm hiểu quy trình và nguyên liệu làm chiếu cói Thái Bình

Nguyên liệu làm chiếu

Nguyên liệu chính để làm chiếu cói ở làng Hới, Thái Bình, là cây cói. Đây là loại cây thủy sinh, mọc phổ biến ở các vùng đất ngập nước ven biển hoặc vùng đồng bằng ngập nước, đặc biệt ở khu vực ven sông Hồng. Ngoài ra, trong quá trình làm chiếu, làng Hới cũng sử dụng một số nguyên liệu khác như sợi đay, màu nhuộm…

Nguyên liệu làm chiếu cói
Nguyên liệu làm chiếu từ cây Cói và sợi Đay

Cói sau khi thu hoạch được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để tăng độ bền và dễ dệt. Sau đó, cói có thể được nhuộm màu hoặc để tự nhiên tùy theo yêu cầu của từng loại chiếu.

Sợi đay hoặc dây cước được sử dụng để liên kết các sợi cói lại với nhau trong quá trình dệt chiếu. Sợi này thường có độ bền cao, chắc chắn và giúp chiếu có cấu trúc bền vững.

Trước đây, màu tự nhiên từ lá cây, hoa hoặc vỏ cây được sử dụng để nhuộm cói, tạo ra các màu sắc truyền thống như xanh, đỏ, vàng. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, người dân có thể dùng màu công nghiệp để tạo ra nhiều loại chiếu có màu sắc rực rỡ và bền màu hơn.

Quy trình làm chiếu

Quy trình làm chiếu cói ở làng Hới, Thái Bình, được thực hiện theo các bước thủ công tinh xảo và tỉ mỉ, từ việc xử lý nguyên liệu cho đến hoàn thiện sản phẩm. Dưới đây là các bước chính trong quá trình sản xuất chiếu cói Thái Bình truyền thống của làng Hới:

Quy trình làm chiếu cói làng hới
Quy trình làm chiếu cói làng hới

Bước 1: Trồng cây cói

Cói được trồng chủ yếu ở các vùng ven sông, đất ngập nước tại các huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Thời gian trồng cói thường kéo dài từ 6-8 tháng, sau đó cói sẽ được thu hoạch vào mùa khô.

Khi cây cói đủ độ cao và trưởng thành, người dân sẽ thu hoạch bằng tay hoặc máy cắt cói. Cói được cắt thành từng đoạn dài khoảng 1,5-2m.

Bước 2: Phơi và xử lý cói

Sau khi thu hoạch, cói được phơi dưới ánh nắng mặt trời để làm khô. Quá trình phơi có thể kéo dài từ 3-5 ngày tùy vào điều kiện thời tiết, giúp cói đạt độ khô và mềm dẻo cần thiết.

Cói sau khi phơi khô có thể được nhuộm màu nếu chiếu cần có hoa văn. Cói được ngâm vào dung dịch màu nhuộm (thường là các loại màu tự nhiên hoặc hóa chất an toàn), sau đó phơi khô một lần nữa.

Bước 3: Chuẩn bị sợi đây và dây cước

Sợi đay được sử dụng để dệt chiếu là loại sợi bền chắc, có thể thay thế bằng dây cước nhựa tùy theo yêu cầu. Sợi này giúp liên kết các sợi cói lại với nhau trong quá trình dệt, tạo nên khung xương của chiếc chiếu.

Bước 4: Dệt chiếu

Người thợ ngồi trước khung dệt, chân đạp bàn đạp để điều chỉnh dây đay, tay cầm con thoi để dệt sợi cói qua lại.

Sợi cói được luồn qua các dây đay theo một trình tự nhất định, tạo ra mặt chiếu. Người thợ dệt cần sự khéo léo và tỉ mỉ để giữ cho các sợi cói thẳng hàng và đều đặn.

Nếu chiếu có hoa văn, người thợ sẽ sử dụng các sợi cói đã nhuộm màu, phối hợp trong quá trình dệt để tạo ra những hình thù độc đáo như hình rồng, phượng, hoặc các họa tiết hình học.

Bước 5: Hoàn thiện chiếu

Sau khi dệt xong, chiếu sẽ được cắt ra khỏi khung và xử lý các đầu sợi cói thừa. Viền chiếu cũng có thể được may thêm để tăng độ bền và tính thẩm mỹ. Chiếu sau khi dệt xong sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có lỗi, các sợi đan đều, không bị rối hoặc hỏng.

Giá trị văn hoá làng dệt chiếu Hới

Chiếu làng Hới không chỉ là sản phẩm sinh hoạt hàng ngày mà còn gắn liền với các nghi lễ và phong tục truyền thống, từ đám cưới, đám tang đến các sự kiện quan trọng của gia đình và làng xã. Chiếu cũng từng là món quà quý mà người dân Thái Bình mang theo khi triều cống cho các vua chúa thời phong kiến.

Ngày nay, dù gặp phải sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp, nghề dệt chiếu ở làng Hới vẫn được giữ gìn và phát triển. Một số hộ gia đình đã chuyển sang sản xuất chiếu bằng máy móc hiện đại, tuy nhiên chiếu dệt tay vẫn được coi trọng nhờ tính chất độc đáo và tinh xảo của nó. Các sản phẩm chiếu Hới hiện không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước khác, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương.

Làng nghề chiếu cói
Làng nghề chiếu cói

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chiếu làng Hới vẫn thế, vẫn bền, vẫn đẹp.  Nghề dệt chiếu vẫn được người dân giữ gìn, phát triển. Nếu có dịp bạn hãy ghé thăm làng Hới để tự tay trải nghiệm quy trình làm ra một chiếc chiếu nhé.

4.7/5 - (4 bình chọn)
1900173119001500Chat FBChat Zalo